劉芳華

Mọi người cần lạc quan một cách lý tính khi ghi nhận thành tích kinh tế TQ

22-01-2019 16:41:02(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

圖片默認標題_fororder_timg (2)

Trung Quốc ngày 21/1 công bố báo cáo thành tích kinh tế năm 2018. Trong đó, GDP lần đầu tiên vượt 90 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 6,6%, thực hiện mục tiêu dự báo khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,1% so với cùng kỳ, thấp hơn mục tiêu dự báo 3%; tạo thêm 13,61 triệu việc làm ở thành thị, hoàn thành 123,7% mục tiêu cả năm; thu nhập có thể chi phối bình quân đầu người của cư dân thực tế tăng 6,5%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lần đầu tiên vượt 30 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 9,7% so với cùng kỳ, lập mức kỷ lục...những chỉ tiêu kinh tế chính này cho thấy, Trung Quốc đã thực hiện khá tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra đầu năm ngoái, vẫn là động cơ lớn mạnh cho tăng trưởng kinh tế thế giới. 

Đối với Trung Quốc mà nói, năm 2018 là năm hết sức không bình thường. Là năm mở đầu thực hiện toàn diện bức tranh phát triển do Đại hội Đảng lần thứ 19 xác định, Trung Quốc vừa phải tiếp tục sâu sắc cải cách, mở rộng mở cửa, lại phải ứng phó rủi ro đảo ngược toàn cầu hóa kinh tế và cọ xát thương mại gia tăng, duy trì mức tăng kinh tế vận hành trong phạm vi hợp lý. Trong môi trường phát triển phức tạp và đan xen này, Trung Quốc hoàn thành khá tốt mục tiêu dự báo chính về phát triển, quả thực là không dễ có được.

Nhìn từ tổng lượng kinh tế, kể từ năm 2000 lần đầu tiên đột phá 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ, đến năm 2016 đột phá 70 nghìn tỷ Nhân dân tệ, đến năm 2018 đột phá 90 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tổng lượng kinh tế Trung Quốc ngày một lớn, thể hiện diện cơ bản của kinh tế Trung Quốc vững chắc.

Nhìn từ mức tăng trưởng kinh tế, 6,6% tuy là mức tăng chậm nhất trong những năm qua, nhưng vẫn nằm trong phạm vi hợp lý, phù hợp dự kiến và yêu cầu chuyển đổi mô hình từ tăng trưởng cao tốc sang phát triển chất lượng cao. Điều đáng chỉ ra là, mức tăng này vẫn đứng hàng đầu các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2018 vượt 30%, vẫn là nền kinh tế có đóng góp lớn nhất.

Những điểm sáng và con số nói trên cũng cho thấy, trong môi trường quốc tế phức tạp và đan xen, kinh tế Trung Quốc năm 2018 thể hiện tính dẻo dai và khả năng chống rủi ro mạnh, thực hiện tăng trưởng trong ổn định, không ngừng chuyển sang quỹ đạo phát triển chất lượng cao.

Năm nay là năm kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng là năm then chốt hoàn thành xây dựng xã hội khá giả do Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định. Đứng trước các nhân tố không xác định toàn cầu, những thách thức và khó khăn đặt ra cho sự phát triển của Trung Quốc có lẽ sẽ nhiều hơn. Về việc này, Hội nghị Bộ Chính trị TƯ ĐCSTQ tháng 12 năm ngoái đề xuất “tiếp tục ổn định việc làm, ổn định tài chính tiền tệ, ổn định ngoại thương, ổn định vốn đầu tư nước ngoài, ổn định đầu tư, ổn định dự báo”, yêu cầu “duy trì định lực chiến lược, chú trọng làm việc thực tế và hiệu quả”, điều này nói lên Ban quyết sách Trung ương có ý thức quan sát và lo xa về hoạn nạn sâu sắc đối với môi trường và rủi ro trong và ngoài nước.

Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc cũng thẳng thắn rằng, vận hành kinh tế Trung Quốc trước mắt “có thay đổi trong ổn định, có khó khăn trong thay đổi”, môi trường bên ngoài phức tạp cam go, kinh tế đứng trước sức ép đi xuống. Trung Quốc đã bắt đầu tập trung nắm bắt 5 trọng điểm: đẩy nhanh ưu hóa nâng cấp kết cấu kinh tế, nâng cao năng lực sáng tạo khoa học công nghệ, sâu sắc cải cách mở cửa, đẩy nhanh phát triển xanh, tham gia biến đổi hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu, chuyển nguy cơ thành cơ hội, biến nguy cơ thành bình yên.

Biên tập viên:劉芳華
Lựa chọn phương thức đăng nhập