Hải Vân

Giao lưu văn hoa gieo hạt giống tương lai cho tình hữu nghị Trung-Đức

18-03-2019 15:17:30(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Dự án học bổng trao đổi học sinh trung học quốc tế của Trung tâm Giao lưu giáo dục Hội nghị liên tịch Bộ trưởng Văn hóa và giáo dục các bang của Đức do Bộ Ngoại giao Đức tài trợ mỗi năm tuyển chọn khoảng 450 học sinh trung học đến từ 90 nước đến Đức giao lưu một tháng. Năm nay, dự án này đón chào lễ kỷ niệm 60 năm thành lập dự án và mời 11 đại diện học sinh trao đổi các khóa trước trên toàn cầu tham gia hoạt động giao lưu. 

圖片默認標題_fororder_duc002

Để kỷ niệm 60  năm thành lập dự án học bổng trao đổi học sinh trung học quốc tế, từ ngày 17-19/3 theo giờ địa phương, Trung tâm giao lưu giáo dục Đức tổ chức hàng loạt diễn đàn và hoạt động giao lưu tại Bon, thành phố miền Tây Đức, 11 đại diện học sinh trao đổi xuất sắc các khóa trước đến từ Trung Quốc, Mỹ, Tô-gô, Ai Cập, Đan Mạch, Hà Lan... tham gia, khoảng cách thời gian vượt 50 năm.

Giáo sư Trường Đại học Đồng Tế, nguyên Lãnh sự giáo dục của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Mu-ních Hoàng Sùng Lĩnh cho biết:

圖片默認標題_fororder_duc001

“Thập niên 80 của thế kỷ trước, giao lưu giữa thanh thiếu niên Trung-Đức rất ít. Hiện nay trao đổi học sinh giữa Trung Quốc và Đức đạt quy mô rất lớn. Trong thời gian đảm nhiệm lãnh sự giáo dục tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Mu-ních, cứ đến mùa hè là tôi đều tiếp một số đoàn đại biểu học sinh trung học từ Trung Quốc đến thăm Đức. Học tiếng Đức ở Trung Quốc và học tiếng Trung ở Đức đều rất bình thường, hơn nữa tại hai nước, ngôn ngữ đối phương đã trở thành nội dung thi cử để các em học sinh lựa chọn”.

圖片默認標題_fororder_duc003

Người phụ trách của Trung tâm giao lưu giáo dục Đức Cora Oepen cho biết, ông Hoàng Sùng Lĩnh lâu nay luôn dốc sức vào quảng bá hai chiều văn hóa Trung-Đức, góp phần tích cực vào tương tác giao lưu giữa thanh thiếu niên Trung-Đức.

圖片默認標題_fororder_duc004

“Giáo sư Hoàng là một tấm gương rất tốt đối với các em học sinh tham gia dự án trao đổi. Mong các em có thể thông qua từng trải tại Đức nâng cao năng lực giao tiếp xuyên văn hóa, loại bỏ thiên kiến, góp phần vào tăng thêm sự hiểu biết của nhân dân hai nước. Như giáo sự Hoàng, không ít người tham gia về sau lại trở về Đức vì công việc, hoặc giảng dạy trong các trường đại học, dấn thân vào quảng bá văn hóa tiếng Đức, có thể nói là giúp dự án của chúng tôi thực hiện phát triển lâu dài, bền vững”.

Biên tập viên:Hải Vân
Lựa chọn phương thức đăng nhập