Ngày 24/1, tại Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tuyên bố, qua sự nỗ lực bền bỉ của những người làm công tác nghiên cứu khoa học Trung Quốc, ngày 27/11 và ngày 5/12 năm 2017, chú khỉ "Trung Trung" và chú khỉ "Hoa Hoa" được nhân bản thành công lần đầu tiên trên thế giới đã lần lượt ra đời, Trung Quốc do đó đã trở thành nước đầu tiên nhân bản thành công loại động vật linh trưởng. Thành quả này sẽ góp phần vào việc điều trị hiệu quả các bệnh não và những thách thức lớn trong lĩnh vực sức khỏe và dân số ở Trung Quốc trong tương lai.
Từ sau năm 1997 nhân bản thành công chú cừu Doly, nhân bản nhiều loài động vật có vú khác như ngựa, bò, lạc đà, mèo và chó cũng lần lượt thành công, nhưng nhân bản loài động vật linh trưởng gần với con người luôn là một vấn đề chưa được giải quyết trên thế giới, Nghiên cứu viên Tôn Cường, Sở Nghiên cứu Khoa học thần kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tại Thượng Hải đã dẫn ê kíp do sau Tiến sĩ Lưu Chân đứng đầu, qua nỗ lực bền bỉ 5 năm, vừa qua đã giải quyết được vấn đề khó khăn về mũi nhọn công nghệ sinh học này, chú khỉ nhân bản đầu tiên trên thế giới đã ra đời tại Trung Quốc. Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc Bạch Xuân Lễ tại buổi họp báo ngày 24/1 tuyên bố:
"Ngày 27/11 năm 2017, chú khỉ nhân bản đầu tiên trên thế giới "Trung Trung" đã ra đời; ngày 5/12 (năm 2017) chú khỉ nhân bản thứ hai "Hoa Hoa" đã ra đời. Thành quả này đánh dấu Trung Quốc trước tiên mở ra thời đại mới lấy khỉ nhân bản làm mô hình động vật thực nghiệm."
Viện trưởng Bạch Xuân Lễ cho biết, nhân bản khỉ là một đột phá quan trọng quốc tế do ê kíp Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc độc lập hoàn thành, đã thực hiện sự chuyển biến của Trung Quốc từ "cùng xuất phát" đến "dẫn trước" quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu loài linh trưởng. Người phụ trách ê kíp dự án này, Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Khoa học thần kinh, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc Tôn Cường cho biết:
"Chúng tôi luôn không ngừng tìm tòi tối ưu, không từ bỏ, hai năm đầu chúng tôi học tập tham khảo những tích lũy công nghệ trên quốc tế trước năm 2010, sau đó tiếp tục không ngừng thử nghiệm, trong thời cơ tốt nhất, mọi người cũng nỗ lực nhất, cũng là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa."
Thành công của dự án khỉ nhân bản có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cơ bản, mặt khác, thành quả này còn sẽ góp phần giải quyết những thách thức lớn trong lĩnh vực sức khỏe và dân số của Trung Quốc. Viện trưởng Bạch Xuân Lễ giải thích rằng, sở dĩ đa số bệnh não không được điều trị hiệu quả, một trong những nguyên nhân chính là mô hình con chuột được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu phát triển thuốc đã khác rất xa so với con người, thuốc được nghiên cứu ra phần lớn đều không có hiệu quả hoặc có tác dụng phụ khi thử nghiệm trên cơ thể con người. Sử dụng công nghệ nhân bản tế bào tạo ra chú khỉ mô hình bệnh não, đã mang lại tương lai tươi sáng chưa từng có đối với việc nghiên cứu cơ chế, can thiệp, chẩn đoán và điều trị các bệnh não lớn mà xã hội loài người phải đối mặt.
Trong tương lai, xuất phát từ thành công của khỉ nhân bản, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới về các bệnh não như Alzheimer (bệnh thoái hóa não nguyên phát), chứng tự kỷ, v.v cũng như các bệnh suy giảm miễn dịch, khối u, bệnh chuyển hóa, v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |