100817/tsvh.mp3
|
Theo số liệu thống kê của Hội đồng Giáo dục Quốc tế Mỹ, số học sinh tiểu học và trung học ở Mỹ học tiếng Trung đã xuất hiện "sự tăng trưởng như vũ bão", từ năm 2009 đến năm 2015, số học sinh tiểu học và trung học ở Mỹ học tiếng Trung đã tăng gấp đôi, tiếng Trung trở thành ngoại ngữ lớn thứ 4 của học sinh tiểu học và trung học ở Mỹ, sau tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Đức.
Từ tiếng Trung cấp 1 đến cấp 10, từ thư pháp đến Thái Cực Quyền của Trung Quốc, các lớp về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc do Viện Trung Quốc (China Institute) mở đều đông người, không còn ghế trống, hơn nữa còn có xu hướng cung không đủ cầu. Nhiều bạn trẻ tham gia các lớp học vì có hứng thú với Hán ngữ và muốn tìm hiểu văn hóa Trung Quốc.
Ngải Thi Linh, học viên của Viện Trung Quốc cho biết, sở dĩ chị thích Hán ngữ là vì Hán ngữ ngắn gọn rõ ràng, động từ không biến đổi, cũng không có các thì phức tạp, hơn nữa Hán ngữ có tính lô-gích rõ ràng. Chịu sự ảnh hưởng của chị gái, chị Ngải Thi Linh bắt đầu học Hán ngữ từ năm thứ nhất đại học, mặc dù bắt đầu học Hán ngữ muộn, gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, nhưng chị luôn kiên trì học Hán ngữ. Theo chị Ngải Thi Linh, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn hơn, học Hán ngữ sẽ giúp chị hiểu biết sự phát triển của Trung Quốc tốt hơn.
Vì có lòng hiếu kỳ với văn hóa truyền thống Trung Quốc và muốn nhìn nhận thế giới từ một góc độ khác, chị Mary hiện đang học Hán ngữ ở Viện Trung Quốc như chị Ngải Thi Linh. Hình ảnh nỗ lực, khiêm tốn và phẩm chất kính già yêu trẻ của học sinh Trung Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chị Mary. Chị Mary cho biết, ở khu vực tập trung cộng đồng người Trung Quốc di cư sang Mỹ, hình ảnh chịu khó và nỗ lực của học sinh Trung Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chị. Ngoài ra, gia đình người Trung Quốc có quan hệ gắn bó, thường xuyên có thể nhìn thấy hình ảnh người trẻ dìu người già đi trên đường, hình ảnh này là ít thấy trong gia đình người Mỹ. Chị Mary muốn tìm hiểu cội nguồn phẩm chất tốt đẹp này.
Còn đối với ông Pa-tríc (Patrick), gia đình là động lực lớn nhất thúc đẩy ông học Hán ngữ. Ông là Tổng Giám đốc của một công ty quản lý đầu tư tài sản ở Niu-oóc, năm 2006, ông cùng vợ đã nhận nuôi một bé gái một tuổi tại Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Ông Pa-tríc mong có thể trao đổi với con gái bằng tiếng Trung sau khi con gái dần dần lớn lên. Ông Pa-tríc cho biết, ông hiện giờ rất khó dùng tiếng Trung trao đổi với con gái, con gái ông thường trêu chọc cách phát âm tiếng Trung của ông, cho biết phát âm tiếng Trung của ông rất khó nghe, ông mong vượt qua những trở ngại này.
Một số bạn trẻ khác học Hán ngữ ở Viện Trung Quốc là nhằm có được cơ hội việc làm nhiều hơn nhờ thế mạnh về nắm bắt Hán ngữ. Giáo viên của Viện Trung Quốc Trần Kim Quốc cho biết, sau khi nắm bắt được tiếng Trung, nhiều học viên mong đến Trung Quốc làm việc, vì cùng với sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, nhiều công ty ở Trung Quốc có nhu cầu tuyển dụng nhân viên chuyên nghiệp từ nước ngoài.
Mặc dù mục đích học Hán ngữ khác nhau, nhưng những người Niu-oóc đồng loạt cho biết, Trung Quốc ngày càng phồn thịnh là nguyên nhân quan trọng khuyến khích họ kiên trì học Hán ngữ. Chị Ngải Thi Linh cho biết, Ca-na-đa và Mỹ đều cần hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế, tương tự, Trung Quốc cũng cần Ca-na-đa và Mỹ. Nhiều người tin rằng, Hán ngữ là công cụ quan trọng thúc đẩy hợp tác và trao đổi giữa hai bên.
Trường Tiểu học Ca-xtê-la (Castelar) nằm ở trung tâm thành phố Lốt An-giơ-lét đang dấy lên cơn sốt học Hán ngữ. Trong dịp nghỉ hè năm nay, hơn 120 học sinh tiểu học đã tham gia lớp học Hán ngữ "kiểu đắm chìm" 4 tiếng đồng hồ/ngày.
Trường Tiểu học Ca-xtê-la thành lập vào năm 1882, là một trong những ngôi trường có lịch sử lâu dài nhất ở Lốt An-giơ-lét. 6 năm trước, nhà trường bắt đầu mô hình dạy học bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh cho học sinh từ mầm non đến lớp 5, hàng ngày có một nửa chương trình học là được giảng dạy 100% bằng tiếng Trung kiểu "đắm chìm". Một nửa trong số hơn 600 học sinh của trường đã tham gia dự án này.
Trong dịp nghỉ hè, trường Tiểu học Ca-xtê-la hợp tác với dự án sư phạm tiếng Trung của Học viện Giáo dục trường Đại học Lô-yô-la Ma-ri-mao-tơ (Loyola Marymount) ở Lốt An-giơ-lét, mở Trại hè tiếng Trung thuộc dự án "Startalk" năm 2017 được trợ cấp từ Chính phủ Mỹ. Học sinh dưới lớp 4 của các trường tiểu học ở Lốt An-giơ-lét có thể tham gia miễn phí, nhà trường mở các lớp học quy mô nhỏ, thực hiện giảng dạy 100% bằng tiếng Trung trong 2 tuần từ ngày 19-30/6. Chủ đề của trại hè là mô phỏng "chuyến thăm khám phá" dọc "Con đường Tơ lụa", mong trẻ em tìm hiểu Con đường Tơ lụa thời cổ, cảm nhận phong cảnh và con người ở 3 thành phố Tây An, Đôn Hoàng và Thổ Lỗ Phan (Turpan) thời xưa thông qua xuyên dọc Trung Quốc trong đời nhà Hán và Đường.
Giáo viên dạy tiếng Trung Dương Văn Linh cho biết, các chương trình học của trại hè chủ yếu là nhằm tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, chứ không phải lấy học ngôn ngữ làm chính, nhằm rèn luyện năng lực ngôn ngữ của học sinh Mỹ trong quá trình tìm hiểu văn hóa. Ngoài ra, những lớp học nghệ thuật mang đặc sắc Trung Quốc như hội họa, rối bóng Trung Quốc, v.v. đã tăng thêm sức hút đối với học sinh Mỹ. Giáo viên dạy tiếng Trung Thái Lôi Lệ là cô gái da trắng người Mỹ, từng học ở trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Chị cho biết, học sinh Mỹ học tiếng Trung không đối mặt với sức ép lên bậc học cao hơn, chủ yếu xuất phát từ hứng thú, vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên nên làm sôi động bầu không khí trong lớp học theo thói quen và đặc điểm của học sinh Mỹ, tăng thêm sự tương tác với học sinh.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Ca-xtê-la Phùng Vĩnh Cầu cho biết, học ngôn ngữ càng sớm càng tốt. Vì vậy, nhiều học sinh của trường Tiểu học Ca-xtê-la bắt đầu học tiếng Trung lẫn tiếng Anh từ trường mầm non. Môi trường giảng dạy 100% bằng tiếng Trung đã tạo bầu không khí học tập tốt đẹp, nhiều trẻ em không có nguồn gốc châu Á cũng có thể nói tiếng Trung rất lưu loát. Tuy nhiên, do số lượng học sinh tăng rất nhanh, thiếu hụt giáo viên đã trở thành một vấn đề nan giải đặt ra cho nhà trường.
Trường Tiểu học Ca-xtê-la chỉ là một trong số nhiều trường tích cực mở lớp học tiếng Trung ở Mỹ. Theo thống kê, do số học sinh "tăng trưởng như vũ bão", Hán ngữ đã trở thành ngoại ngữ lớn thứ 4 của học sinh tiểu học và trung học ở Mỹ. Vấn đề thiếu hụt giáo viên do học sinh tăng vọt gây nên đã khiến nhà trường đưa Trung Quốc vào tầm ngắm. Ông Phùng Vĩnh Cầu mong tìm một trường kết nghĩa ở Trung Quốc, để giao lưu phương pháp giảng dạy Hán ngữ với nhau.
Ông Phùng Vĩnh Cầu cho biết, giáo viên của trường kết nghĩa ở Trung Quốc có thể đến thăm và chỉ đạo giảng dạy cho nhà trường, nhà trường cũng có thể cử giáo viên đến Trung Quốc học tập mô hình và phương pháp giảng dạy bên Trung Quốc. Học sinh của hai nước cũng có thể kết bạn hoặc bạn bè qua thư qua phương thức hợp tác này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |