• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Triết học cư trú của Tứ hợp viện

    2016-01-06 17:20:39     CRIonline

    Tứ hợp viện Bắc Kinh-Một hình thức kiến trúc truyền thống của dân tộc Hán Trung Quốc

    Sân vườn độc lập một cửa một hộ luôn là cách thức không gian trong đời sống gia đình của người Trung Quốc. Tứ hợp viện chính là một tòa thành vuông vắn, là một vùng trời đất cấu thành một quốc gia, một dòng họ, một đại gia đình.

    Tứ hợp viện truyền thống là nơi ở riêng của một gia đình, giữa các thành viên gia đình cũng như nhà ở của họ được sắp xếp theo trật tự nghiêm ngặt. Nhà chính lớn nhất và tốt nhất là nhà ở của chủ nhân lớn tuổi nhất và uy tín cao nhất trong gia đình. Nhà ở của chủ nhân được gọi là Đường ốc (còn được gọi là nhà chính hoặc nhà trên), vừa là nơi ở của chủ nhân, vừa là trung tâm tụ họp của cả gia đình. Con cháu gia đình lần lượt ở nhà ngang phía Đông, phía Tây hoặc các căn phòng phụ. Người giúp việc nam không được bước chân vào nhà trong, chỉ có thể ở ngoài sân.

    Tứ hợp viện truyền thống được xây dựng theo bố cục đối xứng, có trục đường chính rõ nét. Bố cục đối xứng nghiêm cẩn này đã tạo nên bầu không khí trang nghiêm, khiến nhà chính rộng lớn nằm trên trục chính trở nên uy nghiêm và áp đảo tất cả, còn các gian khác thì lùi về vị trí phụ thuộc.

    Tứ hợp viện được xây khá nhiều tại vùng Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, trong đó tiêu biểu là Tứ hợp viện Bắc Kinh.

    Tứ hợp viện Bắc Kinh

    Bắc Kinh là một thành phố có nhiều Tứ hợp viện đặc sắc, nhắc đến Tứ hợp viện, thường là chỉ Tứ hợp viện Bắc Kinh. Đặc điểm của Tứ hợp viện Bắc Kinh là, phần lớn kiến trúc một tầng, khoảng sân ở giữa là hình vuông ngay ngắn, các gian độc lập bốn phía được kết nối bằng hành lang, cổng chính thường nằm ở góc Đông Nam.

    Từ trên cao nhìn xuống thành phố Bắc Kinh, người ta sẽ thấy nhà ngói màu tro quây quanh một khoảng sân vuông vắn. Cây cối xanh mướt trong sân không những tô điểm cho nhà mái tro, mà còn tạo bóng râm cho những người sinh sống trong Tứ hợp viện. Cũng như các ngõ nhỏ của Thủ đô Bắc Kinh, Tứ hợp viện tiêu biểu cho văn hóa truyền thống và tập tục dân gian của Bắc Kinh, trở thành tiêu chí hình ảnh kiến trúc của thành phố Bắc Kinh.

    Tứ hợp viện ở các địa phương khác

    Ngoài Bắc Kinh ra, các khu vực khác ở miền Bắc Trung Quốc cũng lấy Tứ hợp viện làm hình thức nhà dân chủ yếu. Do ảnh hưởng về các nhân tố khí hậu, vật liệu xây dựng và truyền thống văn hóa, Tứ hợp viện ở các vùng khác nhau cũng có đặc sắc riêng.

    Kiều Gia Đại Viện ở Bình Dao tỉnh Sơn Tây nổi tiếng là Tứ hợp viện đậm đà phong cách Sơn Tây. Nói một cách rộng hơn, sân vườn kiểu "vùng trũng" xung quanh là hang động được đào đắp trên Cao nguyên Hoàng Thổ cũng là một hình thức Tứ hợp viện. Ngoài ra, nhà dân kiểu "Tam phường nhất minh bích" của dân tộc Bạch ở Đại lý tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng là Tứ hợp viện gồm có nhà chính, nhà ngang, nhà tam phường (mỗi phường gồm ba gian phòng hai tầng) và bức bình phong trước nhà.

    Điều khác nhau là, Tứ hợp viện tại các vùng phía Nam tỉnh Sơn Tây cùng tỉnh Thiểm Tây và tỉnh Hà Nam Trung Quốc, đều nới thêm chiều dài ở phía Nam và phía Bắc để đỡ bị hắt nắng bởi cái nắng gay gắt của mùa hè, cho nên Tứ hợp viện ở các vùng trên được xây theo hình chữ nhật (日) chứ không phải hình chữ khẩu (口) vuông vắn ngay ngắn như Tứ hợp viện Bắc Kinh. Còn Tứ hợp viện của Huy Châu tỉnh An Huy được tạo hình Nam Bắc hẹp Đông Tây dài, để hứng nắng nhiều hơn. Tứ hợp viện miền Nam Trung Quốc nói chung tương đối nhỏ, xung quanh là nhà lầu, khoảng giữa gọi là giếng trời.

    Ngoài ra, kiểu nhà mang tên "một con dấu" ở Vân Nam, Quý Châu và khuôn viên lớn của vùng Đông Bắc cũng có nét tương tự với Tứ hợp viện, trong khuôn viên có khoảng sân lớn để hứng ánh nắng mặt trời nhiều hơn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>