• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Trung Quốc và ASEAN chung tay xóa đói giảm nghèo

    2018-04-26 09:44:46     CRIonline

    Trong Báo cáo Công tác Chính phủ năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, một số vấn đề nổi cộm như phát triển không cân bằng và không đầy đủ vẫn chưa được giải quyết. Các công tác trọng điểm của Chính phủ Trung Quốc năm 2018 bao gồm tăng thêm cường độ xóa đói giảm nghèo một cách chuẩn xác. Để người dân Trung Quốc có cuộc sống tốt đẹp luôn là việc mà Chính phủ Trung Quốc day dứt. Là láng giềng của Trung Quốc, nhiều nước ASEAN cũng đối mặt với vấn đề xóa đói giảm nghèo. Hai bên có thể chung tay hợp tác, học tập lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.

    "Việt Nam đã học hỏi một số chính sách của Trung Quốc, trong đó có chính sách Tam Nông. Chính sách Tam Nông như một chính sách bao trùm trong nhiều lĩnh vực như phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi cũng học hỏi kinh nghiệm về tái định cư. Như khi xây nhà máy thủy điện ở Sơn La thì Việt Nam cũng học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc khi xây dựng thủy điện Tam Hiệp. Đây là những cái mà chúng tôi học được từ Trung Quốc để áp dụng vào Việt Nam".

    Ông Bùi Hải Nam, Nghiên cứu viên Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên Đài chúng tôi như vậy khi tham dự Chương trình giao lưu cán bộ thôn ASEAN+3 tại Trung Quốc mới đây. Ông cho rằng, rất nhiều kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo đáng để cho Việt Nam học tập. Chương trình giao lưu giữa cán bộ thôn ASEAN+3 mới đây đã diễn ra thành công tại châu tự trị dân tộc Thái Sịp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Là đại diện đến từ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Bùi Hải Nam, Phó Vụ trưởng Phan Văn Tấn và Trưởng Ban Dự án Vũ Ánh Tuấn đã tham dự hoạt động lần này.

    Chương trình giao lưu cán bộ thôn ASEAN+3 là một trong những hoạt động nhằm thực hiện sáng kiến của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khi tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 năm 2013. Sau lần đầu tiên tổ chức tại Trung Quốc năm 2013, Chương trình giao lưu cán bộ thôn ASEAN+3 đến nay đã được tổ chức 6 lần, trong đó chương trình lần thứ 5 năm 2017 do Ma-lai-xi-a tổ chức, hiện đã phát triển thành hoạt động giao lưu quốc tế thương hiệu hướng về cơ sở trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo giữa các bên ASEAN 10+3.

    Tại Chương trình giao lưu cán bộ thôn ASEAN +3 năm nay, sau một tuần làm việc và giao lưu, các quan chức chính phủ, cán bộ thôn ở cơ sở, chuyên gia, học giả đến từ 9 nước ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc, đại diện các tổ chức quốc tế như Ban Thư ký ASEAN, gần 80 người đã đích thân tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn Trung Quốc thông qua các buổi nghiên cứu và thảo luận cũng như đi sâu vào nông thôn, khảo sát thực tế tại cộng đồng, đặc biệt hoạt động trú tại nông thôn để khảo sát khiến các đại biểu đã có cảm nhận thiết thực về kinh nghiệm thực tiễn hữu ích của các cán bộ thôn Trung Quốc trong công tác thực tế.

    Cộng đồng dân làng Hà Biên nằm ở thị trấn Mạnh Bạn, huyện Mạnh Bạn, châu tự trị dân tộc Thái, Sịp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là một cộng đồng dân làng thuộc hội đồng dân làng Mạnh Bạn, thị trấn Mạnh Bạn. Nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân đến từ việc trồng mía, hạt sa nhân và ra ngoài làm công. Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Hỗ trợ giảm nghèo Tiểu Vân, một tổ chức công ích đã cùng chính quyền địa phương triển khai một loạt hành động xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường sinh sống ở làng Hà Biên, đã nâng cao mức lớn thu nhập của dân làng. Đoàn đại biểu Chương trình giao lưu cán bộ thôn ASEAN +3 đã đến thị trấn Mạnh Lạp khảo sát thực địa các dự án như nông nghiệp sinh thái, du lịch đồng quê, v.v., ngoài ra, còn cùng ăn cùng ở với người dân trong làng Hà Biên. Ông Bùi Hải Nam đã chia sẻ với chúng tôi cảm nhận khi đến thăm ngôi làng này.

    "Trong quá trình hoạt động ở Trung Quốc, chúng tôi được thăm một số mô hình của Trung Quốc, như mô hình du lịch cộng đồng. Mô hình này rất phù hợp với Việt Nam. Ở Việt Nam cũng có điều kiện tương tự như Trung Quốc, đặc biệt ở một số vùng núi, phong cảnh rất đẹp, người dân thân thiện, tuy nhiên, họ chưa biết làm dịch vụ về du lịch. Việt Nam có thể học hỏi, đầu tư thêm vào cộng đồng du lịch sinh thái, hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển".

    Quan chức Bộ Nông nghiệp Việt Nam Phan Văn Tấn nói:

    "Ngôi làng có cơ sở hạ tầng và hệ thống đường rất tốt, sạch sẽ, chủ nhà thân thiện, đây là một nét truyền thống của dân tộc Dao Trung Quốc. Thức ăn ở đây rất ngon".

    Trong thời gian hoạt động của chương trình, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Xóa đói giảm nghèo quốc tế Trung Quốc Đàm Vệ Bình cho biết, công tác xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiệm vụ gian nan và nặng nề, sự phát triển của Trung Quốc đứng trước ba thách thức lớn: Một là môi trường xấu đi bởi phát triển, vấn đề thiếu hụt tài nguyên ngày một nổi cộm, vì vậy, Trung Quốc đề xuất chiến lược phát triển bền vững; hai là, cùng với kinh tế phát triển nhanh chóng, khoét sâu khoảng cách giàu nghèo, làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, thực hiện sự giàu có chung là vấn đề cần giải quyết gấp rút; ba là, thực hiện xóa đói giảm nghèo một cách chuẩn xác, khá giả toàn diện và thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững trên toàn cầu. Trung Quốc cần học tập kinh nghiệm bổ ích của các nước. Chính sách và thực tiễn xóa đói giảm nghèo của các nước ASEAN đều có đặc điểm riêng, đáng để cho các nước học hỏi.

    Đối với hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, ông Bùi Hải Nam đã đề xuất kiến nghị như sau:

    "Theo tôi, đầu tiên là về học hỏi kinh nghiệm. Ở Việt Nam cũng có một số mô hình phát triển kinh tế du lịch như ở Hội An, Ninh Bình, đó là những mô hình phát triển cộng đồng địa phương, là những mô hình rất tốt, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm. Đoàn cán bộ về xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc có thể sang Việt Nam học hỏi, ngược lại, Việt Nam cũng có thể trao đổi cán bộ sang Trung Quốc học tập những mô hình phát triển kinh tế để chúng ta có thể áp dụng vào thực tế. Chúng ta cũng có thể có những nghiên cứu chung giữa các trường đại học hoặc viện nghiên cứu hai nước về định hướng, chiến lược chung về giảm nghèo".

    Các nước ASEAN khác cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. Chẳng hạn như Ma-lai-xi-a thực thi chương trình chuyển đổi mô hình nông thôn. Thành lập Trung tâm chuyển đổi mô hình nông thôn, triển khai chương trình nông thôn thế kỷ 21, tổ chức thi đua giữa các doanh nghiệp làng quê và chương trình trang trại rau-củ-quả. Chính phủ Lào đã thành lập Bộ Phát triển nông thôn và Hợp tác xã với chức trách chủ yếu ủng hộ sự phát triển của các đoàn thể nông nghiệp và nông trường, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, đồng thời thành lập hợp tác xã nông nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cơ sở. Chiến lược 4.0 của Thái Lan đề xuất sẽ phát triển nông nghiệp trí tuệ cũng như mô hình phát triển "một thôn một sản phẩm", đã thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm du lịch và hàng nông sản Thái Lan.

    Trong Báo cáo Công tác chính phủ năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, 5 năm qua, ngân sách Trung ương Trung Quốc chi hơn 280 tỷ Nhân dân tệ cho công tác xóa đói giảm nghèo, cuộc chiến công kiên thoát nghèo thu được tiến triển mang tính quyết định, dân số nghèo giảm hơn 68 triệu, tỷ lệ phát sinh nghèo khó từ 10,2% giảm xuống còn 3,1%. Qua chương trình lần này, các quan chức Việt Nam cũng có cảm nhận sâu sắc về những thành tựu của Trung Quốc trong công tác xóa đói giảm nghèo. Ông Bùi Hải Nam nói:

    "Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn, từ đường xá, điện đến các dịch vụ cơ bản khác, nông dân Trung Quốc đều được hưởng dịch vụ xã hội rất tốt. Chúng tôi có thể học hỏi mô hình sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân của Trung Quốc".

    Ông Phan Văn Tấn nói:

    "Đối với Trung Quốc, một đất nước rộng, nông dân nhiều, cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng chưa được phát triển. Tôi cho rằng chương trình giảm nghèo của Chính phủ Trung Quốc sẽ dần dần nâng cao đời sống của nhân dân Trung Quốc. Chúng tôi học tập được rất nhiều từ mô hình phát triển của Trung Quốc".

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>